Thứ Ba, 23 tháng 12, 2014

Tinh tấn Chánh niệm Tỉnh giác

Trong Bát Chánh Đạo chỉ cần có 3 yếu tố là chánh tinh tấn, chánh niệm và chánh kiến (3 yếu tố này gọi là Tinh tấn Chánh niệm Tỉnh giác) thì tất cả những cái khác đều trở thành là chánh. Chánh kiến là thấy như thực; thấy như thực là Tỉnh giác. Như vậy nếu 1 người tinh tấn chánh niệm tỉnh giác trong tư duy thì đó là chánh tư duy. Nếu nói năng trong tinh tấn chánh niệm tỉnh giác thì đó là chánh ngữ. Nếu hành động trong tinh tấn chánh niệm tỉnh giác thì gọi là chánh nghiệp. Trong đời sống của mình mà tinh tấn chánh niệm tỉnh giác thì đó là chánh mạng. Và khi vị đó định tâm đúng với tinh tấn chánh niệm tỉnh giác thì đó là chánh định (lưu ý: thiền định có thể là chánh định nhưng chánh định không phải là thiền định). 
(Tinh tấn không có nghĩa là CỐ đạt được cái gì đó, bởi vì đó là sự sai khiến của bản ngã. Tinh tấn nghĩa là không phóng dật, buông lung theo ý đồ của bản ngã)
TS Viên Minh.

Khi có tinh tấn chánh niệm tỉnh giác trong lời nói thì rất khó mà nói/viết ra những lời thô tục hay những lời không hòa ái. Vô cùng khó khăn để làm điều đó!!! (Ai không tin thì cứ làm thử đi rồi biết.) Do bản chất của tự tánh là thanh tịnh trong sáng nên khó mà thốt ra những lời ấy được. Tuy nhiên có một số trường hợp ngoại lệ, với lòng từ bi vô lượng và một mục đích vị tha vô ngã, một số người vẫn làm được, ví dụ các thiền sư khi dạy học trò.
Còn lại là chạy theo tham sân si của bản ngã.
Do đó mà trong dân gian có câu: "Uốn lưỡi 7 lần trước khi nói." Uốn lưỡi chậm rãi từ từ để trở về với bản tánh thanh tịnh. Khi trở về với tự tánh được rồi thì tham sân si mất tiêu. Tham sân si mất rồi thì tự dưng không thốt ra được lời thô tục được nữa!
Hãy thử hành xem rồi sẽ thấy kết quả!!!
(À hóa ra Bát Chánh đạo đều cũng chỉ nhằm đưa hành giả trở về với tự tánh mà thôi! Ai đã trở về được với tự tánh rồi mà đem Bát chánh đạo ra khuyên họ hành thì thực sự là rất buồn cười hehehehehe. Đó là lý do vì sao các thiền sư không bao giờ đề cập đến Bát chánh đạo trong pháp hành của họ làm cho nhiều người tưởng là họ không bao giờ hành Bát Chánh đạo.)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét