Thứ Tư, 26 tháng 3, 2014

"Quy y" nghĩa là gì?


Hàng ngày chúng ta vẫn thường tụng Nam mô A – di - đà Phật. Nam mô Bổn sư Thích – ca Mâu – ni Phật. Nhưng quí vị có biết Nam – mô có nghĩa là gì không? Chắc là rất ít người biết được. Cách đây vài năm, có lần tôi đã đặt vấn đề này trong một pháp hội nhưng chưa một người nào có được câu trả lời hoàn chỉnh cả.

Nam – mô, phiên âm chữ Nama từ tiếng Phạn. Trung Hoa dịch là “Quy y”; cũng dịch là “Quy mạng kính đầu”. Có nghĩa là: “Con xin đem toàn thể sinh mạng của con về nương tựa vào chư Phật”. Cái bản ngã của chính mình không còn nữa. Mà con xin dâng trọn vẹn thân mạng mình lên chư Phật. Nếu chư Phật cho con sống thì con sống; bảo con chết thì con chết. Con hoàn toàn tin vào chư Phật. Đó gọi là “Quy mạng”.

Còn “Kính đầu” có nghĩa là hết sức cung kính và nương tựa vào đức Phật. Đó là ý nghĩa của Nam – mô.

Còn “Quy y” có nghĩa là đem hết thân và tâm của mình, đem hết cả mạng sống của mình trở về nương tựa vào đức Phật.

[Giảng giải HT Tuyên Hóa]
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật..!





2 nhận xét:

  1. NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT & QUY Y TAM BẢO

    Nam Mô: Có 6 nghĩa: kính lễ, quy y, phụng thờ, cứu ngã, độ ngã, quy mạng.
    A: Có nghĩa là Vô, Không
    Di Đà: Nghĩa là lượng
    Phật: Người giác ngộ.

    Vậy Nam Mô A Di Đà Phật là: Kính lễ đấng giác ngộ vô lượng, cũng có nghĩa là: Con quay về nương tựa vào đấng giác ngộ vô lượng.

    Quy y Tam Bảo
    Quy: quay trở về
    Y: nương tựa
    Tam Bảo: ba ngôi báu Phật - Pháp - Tăng

    Do đó, chúng ta chỉ cần hiểu đơn giản là từ "Nam mô"" có nghĩa là cung kính, đảnh lễ 1 vị Phật nếu đề cập đến Phật, hoặc cung kính, đảnh lễ 1 vị Bồ tát nếu đề cập đến Bồ tát.

    Và ''Quy y"" có nhĩa là quay trở về nương tựa. Khi chúng ta quy y Tam Bảo, nghĩa là chúng ta đang nương tựa bên 3 ngôi báu Phật Pháp Tăng, thực hành theo đức hạnh của Phật, tin vào Phật Pháp và chịu sự hướng dẫn, dẫn dắt của chư Tăng (các vị thầy tu ở chùa). Chứ không có chuyện '' Nếu chư Phật cho con sống thì con sống; bảo con chết thì con chết. Con hoàn toàn tin vào chư Phật''. Khi nói như vậy thì chẳng khác nào chúng ta xem Đức Phật là quyền năng, là thánh thần. Điều này hoàn toàn sai lầm với giáo lý của Phật.

    Chúng ta tin Phật là tin vào giáo lý và đức hạnh của Ngài. Phật không kêu ai chết, không kêu ai phải theo Phật hết. Ngài chỉ là 1 con người hoàn toàn bình thường như chúng ta. Nhờ giác ngộ mà Ngài ra chân lý, tìm ra khổ đau và diệt trừ đau khổ. Phật cũng từng nói:'' Theo ta thì hãy hiểu ta, chứ theo ta mà không hiểu ta thì chẳng khác nào phỉ bám ta". Rõ ràng Phật không gượng ép chúng ta phải theo Ngài. Đức tin của chúng ta gắn với Phật là đức tin hiểu biết, chứ không phải mê muội.

    Trong giáo lý của đạo Phật có 3 vấn đề chính là VŨ TRỤ, LUÂN HỒI và NHÂN QUẢ. 2 cái quan trọng nhất là luân hồi và nhân quả đối với mỗi người.

    Bởi vậy, căn cứ theo luật nhân quả thì sống chết là do nghiệp lực mà chúng ta đã thực hiện của nhiều đời trước và đời hiện tại chứ không phải là ''Phật cho con sống thì con sống; bảo con chết thì con chết''.

    ST

    Trả lờiXóa